1. Gió tươi là gì ?
Gió tươi chính là không khí ngoài trời không bị ô nhiễm.
2. Tại sao phải cấp gió tươi vào trong không gian điều hòa ?
Không gian điều hòa là không gian kín, nơi con người chúng ta làm việc và sinh hoạt. Chúng ta luôn luôn hút O2 (ôxy) và thải ra CO2. Nếu môi trường làm việc, sinh hoạt không đủ lượng O2 thì con người chúng ta sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, nếu lượng O2 quá thiếu thậm chí dẫn đến chóng mặt, buồn nôn.
Trên thực tế các bạn đã thấy rất nhiều trường hợp lượng O2 không đủ dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.
Ví dụ: Vụ ngạt khí xảy ra ở Big C The Garden Mễ Trì Hà Nội một số người bị chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện 198 - Bộ công An. Siêu thị đặt ở tầng hầm không được cấp khí tươi O2 và lượng xe máy, ôtô thải ra rất nhiều khí CO2 đã gây ảnh hưởng lên chính sức khỏe của nhân viên siêu thị và khách hàng.
3. Lượng gió tươi tối thiểu cho 1 người/1 giờ là bao nhiêu ?
Theo các tiêu chuẩn thiết kế của VN thì lượng O2 tối thiểu cho một người/1 giờ là : 20 m3 [tham khảo phụ lục F-TCVN 5687 -2010]
4. Có mấy kiểu cấp gió tươi ?
Trong thiết kế điều hòa thông gió ở Việt Nam thì thường có các kiểu cấp gió chính như sau:
- Cấp gió tươi trực tiếp vào không gian điều hòa.
- Cấp gió tươi vào không gian trần giả (thông gió hồi trần)
- Cấp gió tươi vào trực tiếp vào đuôi máy (xem hình vẽ)
- Cấp gió tươi thông qua bộ thông gió hồi nhiệt HRV (xem hình vẽ)
Cấu tạo của bộ HRV (xem hình vẽ)
5. Nguyên nhân dẫn đến thiếu lượng gió tươi, thiếu O2
- Kỹ sư thiết kế tính toán tính thiếu lượng gió tươi
- Kỹ sư thiết kế không biết cách phân bổ lượng khí tươi
- Kỹ sư sư vận hành không điều chỉnh van các nhánh
.... rất nhiều nguyên nhân khác.
Nếu các bạn chưa hiểu sâu và chưa nghiên cứu kỹ thì không có vấn đề gì nhiều. Đối với những người đã từng làm thiết kế cơ điện rồi quản lý dự án rồi vận hành tòa nhà thì các bạn sẽ biết đây là một vấn đề rất thú vị, có vô số điều hay cần chia sẻ….